favorites
Shopping Cart
Search
Vitanova
Prev
Cao Việt Dũng
Next
Leopardi Cao Việt Dũng dịch
Joseph Roth, Cao Việt Dũng dịch
cầu nguyện và nghi lễ
Baudelaire, Cao Việt Dũng dịch
Romain Gary, Cao Việt Dũng dịch
Maupassant, Cao Việt Dũng dịch
Cao Việt Dũng
Cao Việt Dũng dịch
Charles Baudelaire, Cao Việt Dũng dịch
György Lukács, Cao Việt Dũng dịch
Honoré de Balzac, Cao Việt Dũng dịch
Cao Việt Dũng
Honoré de Balzac, Cao Việt Dũng dịch

Nghĩ

Nghĩ
69.500 đ

115 x 180mm

160 trang

[Sách sẽ phát hành trong kỳ Thu 2024. Bạn có thể thêm sách vào giỏ và chọn thanh toán COD, với đầy đủ thông tin. Khi sách ra, chúng tôi sẽ liên lạc để gửi cho bạn.]

"Luôn luôn, chính những người tốt đẹp nhất và những người cao quý nhất lại bị ghét hơn cả, bởi họ thành thực và gọi đúng tên mọi điều. Đây là một khiếm khuyết không thể tha thứ đối với loài người, vốn dĩ nó không bao giờ căm ghét kẻ làm điều xấu, cũng như bản thân điều xấu, bằng như căm ghét cái người gọi đúng tên sự xấu đó ra. Thành thử thường thì tên tội phạm giành được sự giàu có, danh dự cùng quyền năng, trong khi người lên án các trò hủi của hắn thì bị đưa lên giá treo cổ; quả thật con người lúc nào cũng sẵn sàng chịu đựng các đòn hành hạ tệ hại nhất phát xuất từ những kẻ khác hoặc từ trên trời, miễn sao trong lời lẽ người ta tránh bọn họ ra."

(Leopardi, Nghĩ)

 

Leopardi là người đi trước sát nhất của Schopenhauer (trước đó: Robert Burton cùng một số nhân vật Hy Lạp, La Mã và Trung cổ - nếu chỉ muốn nhìn vào châu Âu). Xét về tinh thần - bao hàm luôn cả khí chất, cái nhìn - thì như vậy: đó là hai nhân vật, cùng Poe và Baudelaire, rỏ xuống thế kỷ 19 nhiều sầu muộn u tối cường độ lớn hơn cả. Các trận mưa, nhưng đấy là mưa đá, hoặc mưa a xít. Nhưng Leopardi, nếu nhìn vào ngoại hình (vì không phải lúc nào cũng nên chỉ chăm chăm nhìn vào tinh thần; vả lại tinh thần là một thứ rất khó thấy, nếu không muốn nói là gần như chẳng bao giờ thấy được), gợi ngay một nhân vật trước đó: Lichtenberg. Sự sáng suốt ở cả Lichtenberg lẫn Leopardi đều rất lớn, đặc biệt khi họ viết châm ngôn.

(Leopardi đi khỏi)

Thế kỷ 19 ấy

Balzac 

Edgar Allan Poe 

Dostoevsky

Baudelaire

Flaubert

Thomas De Quincey

Tinh thần của Leopardi được tiếp nối rực rỡ ở một nhân vật đồng hương thế kỷ 20, cũng trong hình thức nhật ký: Cesare Pavese

favorites
Thêm vào giỏ hàng thành công