favorites
Shopping Cart
Search
Vitanova
Prev
Cao Việt Dũng
Next
Leopardi Cao Việt Dũng dịch
Joseph Roth, Cao Việt Dũng dịch
Cao Việt Dũng
Baudelaire, Cao Việt Dũng dịch
Romain Gary, Cao Việt Dũng dịch
Maupassant, Cao Việt Dũng dịch
Cao Việt Dũng
Cao Việt Dũng dịch
Charles Baudelaire, Cao Việt Dũng dịch
György Lukács, Cao Việt Dũng dịch
Honoré de Balzac, Cao Việt Dũng dịch
Cao Việt Dũng
Honoré de Balzac, Cao Việt Dũng dịch

Lịch sử (ngắn) văn chương Đức

Lịch sử (ngắn) văn chương Đức
126.000 đ

240 trang
12,5 x 20 cm

Nhập đề

Tận đến năm 1777, Herder vẫn đặc trưng hóa tình hình văn chương Đức như sau:

"Từ những thời xa xưa, chúng ta đã không được thừa hưởng thứ thơ sống động nào trên đó nghệ thuật thơ hiện đại của chúng ta lẽ ra đã có thể lớn lên, như một cành trên thân cây quốc gia. Ngược lại, sự phát triển của các quốc gia khác được theo đuổi trong vòng nhiều thế kỷ và sự hình thành của chúng đã diễn ra trên những nền tảng quốc gia, trên chính đất của họ, hòa hợp với lòng tin và các khát khao của dân tộc họ, với các vết tích được thừa hưởng từ những thời xa xưa. Vậy nên thơ của họ cũng như ngôn ngữ của họ đã trở nên có tính cách quốc gia, trong khi chúng ta, những người Đức khốn khổ, lúc nào cũng cắm đầu lệ thuộc kẻ khác, khúc ca của chúng ta là một tiếng hét phổ quát, một vọng âm của sậy sông Jourdain, sông Tibre, Thames và Seine, tinh thần của chúng ta, một tinh thần đi mượn, nhai lại những gì mà kẻ khác đã giẫm chân lên... và thế nhưng sẽ luôn luôn vẫn cứ đúng, rằng nếu không có dân tộc thì chúng ta sẽ không có cả công chúng lẫn quốc gia, ngôn ngữ và nghệ thuật thơ của chúng ta, sống động và hoạt tác trong chúng ta. Chính vì thế chúng ta vĩnh viễn viết cho các học giả của những thư viện, sáng tác các bài ode, các bài thơ anh hùng, những khúc ca nhà thờ và nhà bếp mà chẳng ai muốn, mà chẳng ai hiểu, chẳng ai cảm thấy được. Văn chương cổ điển của chúng ta là một chim thiên đường, sặc sỡ, và thông thái, bay suốt, trác tuyệt, nhưng lại không ở đâu đặt chân xuống đất Đức."

Nơi nguồn gốc của văn chương Đức, những tinh thần xuất chúng hơn cả hoàn toàn ý thức được vấn đề. Về sau, tuy nhiên, ý thức đó mỗi lúc một nhạt đi. Người ta tìm cách, như trong cơn sốt, bịa ra và biến một quá khứ hữu cơ của dân tộc Đức, của văn hóa Đức, của văn chương Đức trở nên tin được. Khuynh hướng ấy trở nên chiếm ưu thế trong lãng mạn, và lúc nào cũng tăng tiến sau 1871 với sự phát triển của các dòng phản động và đế quốc của nước Đức nhiều tính cách Phổ. Tuy vậy người ta gặp được, nơi những nhà văn sáng suốt và trung thực, các toan tính định kỳ nhằm tự vệ trước khuynh hướng đó, nhưng thường xuyên hơn cả những cố gắng ấy không có chút ảnh hưởng nào lên hướng chung của tiến hóa. Goethe đã đấu tranh không ngừng nghỉ chống lại các nỗ lực kia của lãng mạn. Chính Hebbel, người sau này, thông qua cuộc đổi mới Niebelungen theo lối kịch nghệ, cũng sẽ bước đi trên con đường ấy, trước thất bại của cách mạng 1848, vẫn ở phe của những người nhìn rõ. Vào thời đó, ông nhấn mạnh hết sức việc Shakespeare đã chỉ lấy từ quá khứ của Anh "những gì vẫn còn sống động trong ý thức của dân tộc ông, vì hẳn nó sẽ còn rút từ đó dưỡng chất cùng sự tồn tại cho mình". Và, trên nền tảng ấy, ông nồng nhiệt chiến đấu chống sự đổi mới có tính cách kịch nghệ của "huy hoàng đế chế" Trung cổ Đức, việc đưa nhà Hohenstaufen lên sâu khấu: "Tức là khó đến thế, việc nhận ra rằng quốc gia Đức chưa từng bao giờ tỏ lộ các triệu chứng của sức khỏe, mà chỉ toàn những triệu chứng của bệnh tật, hoặc giả người ta nghiêm túc tin là có thể chữa khỏi bệnh ấy bằng cách ngâm vào cồn lũ sâu cô đơn của nhà Hohenstaufen, chúng đã gặm nhấm nội tạng của nó?"

Tại những nước khác, thức tỉnh của giới bourgeois là bộ phận cấu thành sự tạo ra và gia cố nhất thể quốc gia, và chính vì vậy nó đã có thể (với tất tật những dè dặt cần phải có) hòa hợp tạm thời với phát triển của quân chủ chuyên chế. Chỉ cần người ta nhớ tới thái độ của Shakespeare đối với nhà Tudor và thái độ của Corneille, của Racine và thậm chí của Voltaire đối với thế kỷ Louis XIV. Ở Đức, ngược lại, toàn bộ sự hài hòa giữa các quyền lực được lập dựng và văn hóa đã chỉ có thể là ảo tưởng và sự khẳng định của nó lúc nào cũng có chút dối trá. Lời nói dối ấy, thứ, từ quan điểm chủ quan, thường xuyên hơn cả, được nuôi dưỡng bởi chính các nạn nhân của nó, đầu độc toàn bộ lịch sử văn hóa và văn chương Đức. Luôn luôn phải nhớ đến điều này nếu người ta muốn tránh những lập luận sai lạc cùng bóp méo nguy hiểm.
Sự lớn lao của văn chương Đức (cũng như các giới hạn của nó) được quyết định bởi đối lập của nó với cấu trúc nhà nước của đất nước. Văn chương ấy lớn vì với tư cách tiên phong, nó đã hiểu vấn đề cốt tử này đối với các số phận của dân tộc Đức, và vì ở đỉnh cao của mình nó đã làm chính cái việc phát triển và đào sâu đối lập đó; quả đúng là sự lớn lao của nó quá thường xuyên có tính cách bi kịch và cũng lập dựng chỗ yếu của nó. Nhưng không phải vì thế mà kém phần, cái chuyện tính cách lý tưởng luận của văn hóa và văn chương Đức về cốt yếu được quy định bởi đối lập của nó lại cấu trúc nhà nước.

Viễn kiến về thế giới trong văn chương Đức ở đỉnh cao của nó chủ yếu có tính cách lý tưởng luận và phi lai. Nó quan tâm đến những gì vốn dĩ ít hơn nhiều so với đến những gì lẽ ra phải. Nỗ lực chính yếu của nó không hướng tới chỗ bóc tách các chỉ thị bị che giấu của thực tại, mà hướng tới chỗ dự phóng thông qua suy nghĩ một thế giới lý tưởng và được mơ thấy. Sự vị này đã gây rối nơi phần lớn người Đức hình dung về các tương quan giữa ý và thực tại. Ưu thế của lý tưởng luận đã ngăn cản, tại Đức, sự sinh ra của một thực tại luận cấp tiến và cách mạng. Và khi phát triển kinh tế cùng chính trị đã đòi hỏi những hy sinh thực, thì lý tưởng luận không thể kháng cự. Các hệ thống lớn của nó liền sụp đổ và cái sống sót từ đó đã thoái hóa thành thứ kinh viện khô cứng. Cùng lúc, đã phát triển một "chính trị thực tại luận" không kém điển hình, vì nó được sống động hóa bởi một tinh thần Đức một cách chân thực, đầy huyễn tưởng, tự phụ và không kèm nền móng thực. Hòa hợp với tình hình ấy, nước Đức từng có những nhà văn thiên tài, nhưng nó chưa bao giờ có một phát triển mang tính cách thực tại luận so sánh được với phát triển nơi nước Nga của Gogol và Gorki, nước Pháp của Diderot và Balzac, nước Anh của Defoe và Dickens.

Với sự vắng mặt đó của những truyền thống và lý tưởng luận ấy, sự chật chội về tinh thần lập dựng trở ngại quan trọng thứ ba mà phát triển của văn chương Đức đã va vào. Các nhà văn Đức giỏi nhất đã chiến đấu lại nó, nhưng người ta từng chỉ hiếm khi mới nhận ra nguồn nơi kẻ thù múc lấy các lực cho mình. Chẳng hề có ở đâu một sự chuyên chế nào ti tiện và thiếu vắng trí tuệ đến như tại Đức; không ở đâu có một sự kháng cự yếu tới vậy chống lại tính cách đáng ghê tởm và xấu xa của thói bạo chúa. Lẽ dĩ nhiên từng có ở khắp mọi nơi đám bourgeois cùng philistin, nhưng cũng khắp mọi nơi, những trận bão có tính cách thanh lọc, những cuộc cách mạng, các tiến trình định kỳ của trong sạch hóa cuộc sống công cộng. Tại Đức chưa bao giờ tồn tại một cuộc sống công cộng trong nghĩa đúng của cụm từ này. Georg Forster một lần viết: "Chúng ta có bảy nghìn nhà văn, thế nhưng ở Đức lại không có ý kiến công cộng." Và vì tình hình này chưa từng thay đổi bao giờ, "Spiessertum" cũng chưa bao giờ biến mất. Trong văn chương Đức có một số lượng lớn nhà văn có tài năng thực, nhưng hiếm khi lắm người ta mới tìm được một nhà văn mà chân trời thực sự sạch bong mọi ti tiện. Chính sự chật chội của các điều kiện xã hội và chính trị vào thời kỳ nơi văn chương Đức sinh ra và đạt tới đỉnh cao của nó là thứ quy định tính cách đặc thù đó. Và chứng tật đã xâm nhập bên trong tâm hồn Đức. Những con người không chỉ bị thua cuộc môi trường xung quanh. Họ khởi sự chăm bón cho "Spiessertum" và thấy tại một số biểu lộ của nó một nhân tính "cao hơn" và "lãng mạn hơn" nào đó. Và vì phát triển kinh tế cùng xã hội đã không phải là kết quả của cả một tranh đấu thực lẫn của một sự tự giáo dục dân chúng, sự bừng nở về kinh tế và chính trị của Đức đã chỉ mang đến một biến đổi thuộc típ philistin, chứ không phải một giải phóng khỏi tâm tính cùng luân lý của nó. Ngược lại, "Spiessertum" còn trở nên "đồ sộ" và chiếm được, thông qua những kích thước to lớn trong hành động và sự hiệu quả của nó, một đảm bảo cùng một sự tự phụ mà nó chưa từng biết tới trước đó; cùng lúc, nó được hiện đại hóa, mang những dáng dấp cosmopolite, thượng lưu, suy đồi, và tin rằng sự tinh vi của cuộc sống bên trong loại trừ đi toàn bộ sự ti tiện. Nhưng nước Đức của Bismarck, nước Đức của Wilhelm cũng như nước Đức của Hitler đã không kém philistin hơn so với nước Đức của Biedermeier điền viên, "Spiessertum" ở đó chỉ đã trở thành gây hấn và nguy hiểm vô vàn.

"Spiessertum" ấy lúc nào cũng rất sống. Quả đúng rằng mục đích của cách mạng dân chủ, nhất thể của nước Đức, đã được hiện thực hóa lối hình thức, nhưng không kèm chút tham gia tích cực nào của dân chúng, thậm chí còn có thể nói diễn ra mà dân chúng không hay biết. Tiến hóa ấy đã khởi sự với Zollverein. Nhất thể về kinh tế của nước Đức nhỏ đã được hiện thực hóa từ lâu khi Bismarck rút được các hệ quả quân sự từ tình hình kinh tế đó. Chỉ còn lại, trong những điều kiện ấy, nhằm hiện thực hóa các mục đích của cách mạng dân chủ tại Đức, độc một nhiệm vụ phải hoàn thành: khoác bộ quân phục lên người, trải qua kỳ huấn luyện quân sự, vâng lời không chút ỏ ẻ. Reich mới đã thừa hưởng từ sự tan rã của Reich cũ, "nhà tù nơi bên trong các tâm hồn". Cùng lắm thì nó chỉ đã trở nên hiện đại hơn và lớn hơn.

Thất bại của cách mạng 1848 và những thắng lợi hồi 1866 rồi 1870 đã lột biểu nghĩa đi khỏi thời kỳ lớn của văn chương cổ điển. Nó từng là linh hồn của một chuyển động giải phóng; nó từng là - trên bình diện ý luận - dạo đầu tuyệt vời cho một cuộc cách mạng dân chủ ở Đức. Văn chương ấy từng muốn châm lên một ngọn lửa ngõ hầu soi sáng toàn bộ cuộc sống chính trị và xã hội; đó là một đà hướng đến chỗ bắt sự phục tùng nhường chỗ cho tự do. Nhưng lửa đã không bao giờ được đốt và cái hố thì chẳng bao giờ được vượt qua.

Và cũng chính qua đó, cái đà đã dẫn tới một cú nhảy vào trống rỗng chẳng có chút nghĩa nào và gần như lố bịch. Dẫu có ngắn đến đâu, nếu so với quá khứ của các dân tộc khác, quá khứ thơ ca và triết học đầy vinh quang của Đức, Reich mới đã cảm thấy nhu cầu phủ vải che đi và khiến quên bản tính đích thực của nó. Và vì cái nước Đức lắm điều, hời hợt và thèm khát quyền năng đó tìm kiếm, giống tất tật những kẻ hãnh tiến, các tổ tiên, nó đã khánh thành một cuộc làm giả quá khứ rộng lớn. Thời kỳ Hitler về khía cạnh này chỉ là điểm cuối của một tiến hóa đã đi rất xa vào hôm sau những chiến thắng của Bismarck, mà đỉnh điểm phải được tìm vào quãng 1856-1860.

Nghĩa và mục đích cuốn sách của chúng tôi nằm ở chỗ chỉ ra rằng văn chương Đức là một phần, một thành tố, một biểu đạt và một phản chiếu của số phận dân tộc Đức. Chính vì thế chúng tôi sẽ chỉ ra như là cấp tiến mọi khuynh hướng văn chương chiến đấu chống sự khốn cùng của Đức và như là phản động mọi nỗ lực nhằm duy trì sự khốn cùng ấy theo cách thức nào đó. Nhưng dẫu tự thân nó có sáng sủa đến mức nào, nguyên tắc này, sự áp dụng nó không hề dễ dàng. Và điều đó, một phần, chính là vì, do chậm trễ về kinh tế và chính trị của Đức, các mâu thuẫn của phát triển của xã hội bourgeois ở đó đã mang một hình thức đặc biệt phức tạp; mặt khác, vì, theo một lối chung, những vấn đề xã hội và chính trị được biểu đạt trong văn chương Đức theo một cách bị che giấu cực điểm. Thường thì, ý đồ chủ quan và hiện thực hóa khách quan đi theo các con đường ngược nhau; thế nhưng, cả hai bên đều có thể mang tầm quan trọng riêng đối với sử gia. Chúng ta hãy nói thêm rằng khuôn khổ chật hẹp của cuốn sách này thậm chí không cho phép chúng tôi phân tích các đặc điểm của những khuynh hướng chính yếu. Mỗi nhà văn, và nhất là mỗi nhà văn thực sự dồi dào, tất nhiên, trong sáng tạo của người ấy, phong phú hơn và đa bội hơn so với dòng văn chương hay khuynh hướng xã hội mà người đó đại diện. Vậy nên nếu ở đây chúng tôi nhắc tới những cái tên lừng danh hay các khuynh hướng nổi tiếng, thì luôn luôn phải giữ ý thức về độ lệch kia. Phác họa của chúng tôi nhất thiết phải giống một tấm bản đồ, nó không thể, cả nó nữa, cho thấy những đặc điểm thuộc cảm năng và khác nữa của các thành phố cùng các vùng đất mà nó biểu thị.

 

Mục lục 

Tựa (cho ấn bản Pháp)

PHẦN THỨ NHẤT

Nhập đề

Sự lớn lao và các giới hạn của triết học ánh sáng ở Đức

Đoạn nghỉ của nhân văn cổ điển

Lãng mạn ở tư cách bước ngoặt của văn chương Đức

Kết thúc của thời kỳ nghệ thuật

Chôn đi nước Đức cũ

 PHẦN THỨ HAI

Nhập đề

Tự nhiên luận Đức

Cuộc tranh đấu nhằm vượt tự nhiên luận

Thơ trữ tình vào thời kỳ Wilhelm II

Kịch và tiểu thuyết vào thời kỳ Wilhelm II

Thế chiến thứ nhất và biểu hiện luận

Văn chương dưới Cộng hòa Weimar

Phát xít và chống phát xít

 

Lãng mạn Đức: Hoffmann, Kleist và La Motte-Fouqué

Cũng Lãng mạn Đức: Novalis (trong cái nhìn của Lukacs)

favorites
Thêm vào giỏ hàng thành công