favorites
Shopping Cart
Search
Vitanova
Prev
Cao Việt Dũng
Next
Leopardi Cao Việt Dũng dịch
Joseph Roth, Cao Việt Dũng dịch
cầu nguyện và nghi lễ
Baudelaire, Cao Việt Dũng dịch
Romain Gary, Cao Việt Dũng dịch
Maupassant, Cao Việt Dũng dịch
Cao Việt Dũng
Cao Việt Dũng dịch
Charles Baudelaire, Cao Việt Dũng dịch
György Lukács, Cao Việt Dũng dịch
Honoré de Balzac, Cao Việt Dũng dịch
Cao Việt Dũng
Honoré de Balzac, Cao Việt Dũng dịch

Không có vua

Không có vua
42.000 đ

80 trang
13,5 x 20 cm

Bất tiện của viết nằm ở chỗ: rồi sẽ đến lúc những gì đã viết trông như là đã mang dáng dấp của một cuốn sách. Một người, Gérard Genette, từng rơi vào hoàn cảnh ấy - không biết có nên ra sách hay không; thấy mình bị rối trí quá, Genette hỏi ý kiến một số người, trong đó có Georges Poulet. Poulet nói với Genette: “Cứ làm đi, anh sẽ không hối tiếc đâu”. Kể cả là như vậy, không bao giờ, về sau, Genette thực sự biết mình có làm đúng không, khi tập hợp các bài viết lại để in Figures - nó sẽ trở thành phần mở đầu cho loạt sách cùng tên gồm tổng cộng năm quyển. Ta luôn luôn được biện hộ, rằng đã đến lúc rồi; nhưng mọi biện hộ đều chỉ có tác dụng trên phương diện tâm lý, với một tí chút hiệu quả trấn an.

Chuyện vẫn còn có thể đáng ngại hơn nữa, vì bất tiện dường như lúc nào cũng chực biến thành bất hạnh: nỗi bất hạnh của quá nhiều lựa chọn. Để tạo ra một cuốn sách, ta hoàn toàn có thể sửa chữa rất nhiều những gì có sẵn. Nếu Cioran đúng khi nói rằng chỉ chuyển chỗ một dấu phẩy thôi cả vũ trụ cũng có thể sụp đổ, thì mỗi sửa chữa dẫu nhỏ đến đâu cũng là một tiềm năng cho lựa chọn, đồng thời cho liên tiếp sụp đổ trên một tầm mức khó tưởng tượng nổi. Ta cũng rất muốn thoát ra khỏi những gì vây bủa vào thời điểm viết các text, bởi vì sự viết nào, dẫu mọi sự có ra sao, cũng đều nằm trong hoàn cảnh.

Nhưng nếu sửa chữa, nhất là làm mềm đi một số điều, thì tuy có cảm giác mình thoát một phần nào đó khỏi cái có thể gọi là nỗi ngớ ngẩn thời điểm (và cả sự ác ý thời điểm: tại sao lại không?) nhưng ta vẫn phải thấy, vậy thì đã làm xô lệch đi không ít thứ. Các text - hay nói chung hơn, sự viết - còn là lời chứng. Không một bằng chứng nào còn là nó nữa nếu sửa đi. Hãy cứ để chúng đúng như vậy.

Một ít bài viết trong sách đều không sửa đổi gì so với khi chúng được viết, ngoài một số nhầm lẫn quá hiển nhiên về từ ngữ, cách trình bày. Vài bài được viết do “đặt hàng”, dưới các hình thức khác nhau: “Những đám mây sẽ còn ở lại”, “Bùi Giáng không điên không tỉnh”; vài bài tuy không được đặt hàng nhưng khi đã viết xong thì có nơi đề nghị đăng lại: “Từa tựa sự thật” và nhất là “Thơ Đinh Hùng: Hai thế giới” (tạp chí Khởi hành). Mọi bài còn lại đều được viết - như người ta hay nói - để dùng riêng, tức là chưa bao giờ đăng trên các phương tiện báo chí; ít nhất là theo chủ ý của tôi.

CVD (tháng 7/2021)

favorites
Thêm vào giỏ hàng thành công