favorites
Shopping Cart
Search
Vitanova
Prev
Cao Việt Dũng
Next
Leopardi Cao Việt Dũng dịch
Joseph Roth, Cao Việt Dũng dịch
cầu nguyện và nghi lễ
Baudelaire, Cao Việt Dũng dịch
Romain Gary, Cao Việt Dũng dịch
Maupassant, Cao Việt Dũng dịch
Cao Việt Dũng
Cao Việt Dũng dịch
Charles Baudelaire, Cao Việt Dũng dịch
György Lukács, Cao Việt Dũng dịch
Honoré de Balzac, Cao Việt Dũng dịch
Cao Việt Dũng
Honoré de Balzac, Cao Việt Dũng dịch

Giáo dục châu Âu

Giáo dục châu Âu
180.000 đ

328 trang
13,5 x 20 cm

Độc giả Việt Nam đã quen thuộc với Hoàng tử bé như một kiệt tác viết bởi một phi công. Song, có một tiểu thuyết được viết vào cùng thời kỳ, giá trị vượt trội và cũng được chắp bút bởi một phi công lái máy bay chiến đấu trong một đội quân nhỏ bé tuyệt vọng, là Giáo dục Châu Âu. Thông qua cuộc chiến đấu của du kích của Janek Twardowski trong cánh rừng u tối, Romain Gary khởi xướng một sự giáo dục khác, sự giáo dục gắn với nỗi đau và bằng nỗi đau. Người ta chẳng bao giờ thực sự hiểu được gì nếu chưa đau đớn đủ. Sự đau đớn chính là giá trị nhân bản của tác phẩm, bên cạnh những lý tưởng mơ mộng dẫn dắt nhân loại ra khỏi cơn ác mộng thời bấy giờ và cả sau này.

May be an image of text

 

Thêm, về Romain Gary

Khi Giáo dục châu Âu được in, Romain Gary vui sướng báo tin cho mẹ, lần đầu tiên có cảm giác thực sự hiện thực hóa được những kỳ vọng mà mẹ đặt vào mình; trước đó, mới chỉ có một danh hiệu vô địch bóng bàn Nice, chắc hẳn trong một giải đấu dành cho lứa tuổi thiếu niên, cùng hai truyện ngắn đăng trên tờ tạp chí Gringoire mà Romain Gary gửi từ Paris về Nice. Hai tác phẩm văn chương ấy có số phận huy hoàng tại chợ Buffa, nơi bà mẹ không ngừng rút tờ báo ra khoe với tất tật người quen, tức là tất cả những ai có mặt ở đó. Còn không ít thời gian nữa thì Romain Gary mới làm được các việc khác, như thể trả những món nợ dính chặt vào các lời hứa lúc bình minh của cuộc đời. Điều kỳ lạ là thư trả lời của Nina, bà mẹ, tỏ ra không đặc biệt hào hứng. Như vậy thì rất khác so với thái độ bình thường của bà, người từng khẳng định trước mặt những người hàng xóm Ba Lan rằng con trai bà sẽ trở thành đại sứ Pháp.

Vậy mà Giáo dục châu Âu lại là một cuốn sách hết sức thành công: khi in tại Pháp năm 1945, nó nhận giải thưởng Prix des Critiques, được dịch ra nhiều thứ tiếng, khi Romain Gary mới vừa 30 tuổi. Raymond Aron đã đọc cuốn tiểu thuyết từ khi nó còn là bản thảo và rất thích, còn khi sách đã in, Raymond Queneau vô cùng ca ngợi. Sartre (cùng Simone de Beauvoir) cũng hăm hở đi gặp Romain Gary, cả hai cảm thấy mê hoặc bởi một hiện sinh khó có thể độc đáo hơn, một nhân vật từ trên trời rơi xuống theo mọi nghĩa (kể cả nghĩa đen, vì Romain Gary cũng là một phi công). Cũng thời điểm Giáo dục châu Âu được in, Romain Gary nhận được hai lời mời chào: Georges Bidault mời vào làm ở Bộ Ngoại giao Pháp (hay được gọi là "Quai d'Orsay") và một nhóm các nhà tài phiệt thì mời làm chủ tịch một hội đồng quản lý khoảng ba mươi nhà thổ ở Pháp. Romain Gary đã không chọn nhà thổ (tuy rằng, như bất cứ độc giả nào của Romain Gary cũng biết, nhân vật ấy hiểu biết sâu sắc về nhà thổ tới mức nào). 

Nhưng tại sao bà mẹ lại không vui khi - sau nhiều chờ đợi đến thế - mọi sự trông như đã thành, thậm chí còn là khởi đầu đầy hứa hẹn? Có một điều bà đã nhìn thấy, từ trước cả khi đọc cuốn sách: có thể gọi đó là lý tưởng, cũng có thể gọi đó là hy vọng. Dù là gì thì nó cũng rất buồn. Đó là câu chuyện về sự chiến đấu trong rừng, một cuộc chiến mà dẫu cuối cùng có giành được chiến thắng đi nữa thì vẫn cứ là một cách thức của tuyệt vọng, lúc nào cũng thấm đẫm nỗi nhục nhã của chui lủi hang hốc và sự sợ hãi mỗi tiếng lạo xạo của cành cây. Nỗi buồn ở đó như báo trước mấy chương cuối trong cuốn tiểu thuyết sau này, Lời hứa lúc bình minh. Mấy chương ấy kể rằng Nina, bà mẹ của Romain Gary, khi biết là mình sắp chết đã nghĩ ra một điều: bà viết sẵn rất nhiều thư, gửi cho người bạn ở bên Thụy Sĩ, để những bức thư của bà vẫn đến được với con trai mình, kể cả lúc bà đã chết. 

Nhưng chính nỗi buồn nguyên khối ấy lại khiến văn chương Romain Gary được đọc (và đọc lại) nhiều đến thế. Đó là văn chương dành cho những ai không chịu tuyệt vọng. Người ta cần nỗi buồn, nếu đó đúng là sự buồn thuần khiết, vì chỉ nó mới chạm được vào niềm vui. Hình ảnh của nó đã xuất hiện từ Giáo dục Châu Âu: Du Kích Nadejda (trong tiếng Nga, nghĩa là "hy vọng"). Hy vọng, rồi thì những con họa mi: không biết bao nhiêu con chim họa mi đã hót, chẳng để làm gì, nhưng tiếng hót của chúng lại chính là những gì quý giá nhất với con người, điều duy nhất còn lại khi đã mất đi tất cả. 

(Buồn đến thế)

 

"Nhưng em, Inge thân yêu, em đã giúp anh theo nhiều cách lắm đấy. Bởi anh đã mất lòng tin vào rất nhiều thứ. Nhưng nhờ em, anh nhận ra rằng vẫn đáng đặt lòng tin ở con người. Không phải tất cả, ở một vài người, ở những người cụ thể, ở em."

favorites
Thêm vào giỏ hàng thành công