quê hương: một phả hệ Đức - Áo
Bachmann hay Bernhard là những người kế cận tinh thần mà Joseph Roth để lại. Họ coi mình là những người thừa kế di sản Habsburg, là hậu duệ của Haus Österreich, và có mối liên hệ di truyền với truyền thống văn học của một thời kỳ huy hoàng đã qua:
“Es gibt kein Land Österreich, das hat es nie gegeben. Und was wir heute so nennen, trägt seinen Namen, weil es in irgendwelchen Verträgen so beschlossen wurde. Aber der wirkliche Name war immer ‘Haus Österreich’. Ich komme aus dieser Welt, obwohl ich geboren wurde, als Österreich schon nicht mehr existierte. Doch unterirdische Querverbindungen gelten für mich immer noch, und die geistige Formation hat mir dieses Land, das keines ist, gegeben.” Ingeborg Bachmann
“Không tồn tại một nước Áo. Nó chưa bao giờ từng tồn tại. Vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là Áo mang tên đó bởi vì nó được thống nhất như vậy trong một hiệp ước nào đó. Nhưng cái tên thực sự của nó thì luôn là Haus Österreich. Tôi đến từ nơi này, mặc dù tôi sinh ra khi Áo đã tan rã. Nhưng những mối liên kết tâm linh có ý nghĩa của nó và nền tảng tinh thần của tôi được hình thành bởi vùng đất này, vốn không phải một quốc gia.” (Ingeborg Bachmann)
“… und wenn man einmal sein Herz an die Heimat gehängt hat, genügt das ja. Da kann man es ja verschimmeln lassen an der Wand, an der Mauer, wo es hängt. Ich hab’ es ein für allemal da drangehängt, an das Haus Österreich. Da hängt’s jetzt, muß man halt abwarten. Manchmal tropft noch ein Tropferl Blut heraus.” Thomas Bernhard
“Và khi người ta đã treo trái tim mình lên quê hương một lần, thì vậy là đủ rồi. Người ta có thể mặc nó mốc meo trên bức tường - nơi nó được treo. Tôi đã treo nó ở đó một lần và mãi mãi, trên Haus Österreich. Nó vẫn ở đó, người ta cần chờ đợi. Đôi khi một giọt máu vẫn rỉ ra.” (Thomas Bernhard)
Tuy nhiên ở họ, ý niệm về "quê hương" trở thành nỗi ám ảnh cũng như khao khát lớn tới nỗi không còn chỉ là vấn đề đi tìm một vùng đất cụ thể - cũng như cách Joseph Roth hình dung về "tổ quốc" - mà đã tụ lại thành nỗi buồn mênh mông lơ lửng, nỗi buồn của những kẻ vong bản đi tìm cái bóng vơ vất của "quê hương". Nhưng tại sao phải đi tìm cái bóng ấy?
Với trường hợp của Joseph Roth, ông tin rằng tuổi thơ của mình đã bị cuốn theo sự sụp đổ của một huyền thoại: "Đế chế của nhà Habsburg [...] đã chìm vào đại dương thời gian [...] với toàn bộ quyền năng các đội quân của nó [...] theo lối hoàn toàn và vĩnh viễn, giống đã biến mất đi tuổi thơ thảm hại của một thần dân bé nhỏ của một đế chế vô song." Còn với Bachmann, rất có thể bắt nguồn từ một xen xảy ra vào tháng 4 năm 1938 - cuộc hành quân của Hitler tiến vào Klagenfurt. Trong cuộc phỏng vấn nổi tiếng với Gerda Bödefeld vào tháng 12 năm 1971, bà khẳng định đó là sự kiện kinh hoàng đến mức: "[...] ký ức của tôi bắt đầu từ ngày hôm đó: với một nỗi đau đến quá sớm, và có lẽ tôi chưa bao giờ kinh nghiệm thêm một nỗi đau nào có mức độ khủng khiếp như vậy nữa.” Cũng như Bernhard, những kinh nghiệm khi đối diện với sự tàn bạo của cuộc chiến cùng các di chứng kéo dài đến thời hậu chiến cũng tạo nên những ký ức chấn thương, được thể hiện rất rõ trong "Die Ursache" (1975). Tức là đã bị văng khỏi dòng chung, tức là không thể hoà nhập vào trải nhiệm thông thường bởi từng bất giác đối diện với sự ngợp. Và vì thế...
***
Quê hương: một phả hệ Đức - Áo
Thomas Bernhard, Cháu trai Wittgenstein
Joseph Roth, Hành khúc Radetzky
Joseph Roth, Hotel Savoy
Ingeborg Bachmann, Ba lối tới hồ
rất liên quan