Katherine Mansfield
Mansfield không tạo ra một khối lượng đồ sộ các văn bản và chủ yếu viết truyện ngắn, nhưng đó là một trong những ngôi sao băng có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử văn chương, và sự xuất hiện của văn chương Mansfield trong bất kỳ ngôn ngữ nào cũng tạo ra các chuyển động tinh tế và lâu dài.
Entry này tập hợp ba tập truyện của Mansfield: Ở nhà trọ Đức (1911), Ngợp (1918) và Tiệc vườn (1921), hoàn thành di sản văn chương ấy.
*
Nàng ngày càng thường xuyên có cảm giác đang sống trong một giấc mơ, với những khoảnh khắc ngưng và chờ - khi mọi thứ như treo lơ lửng. Đôi khi nàng đi xa hơn nữa, vào một thế giới ma quái, nơi người chết và người sống cùng tồn tại. Một Chủ Nhật, nàng mơ về những người bạn đã chết, và buổi tối, khi nàng ra ngoài, bóng ma của nàng đứng ở cửa nhà, với ba lô leo núi trên lưng và khuôn mặt bị che khuất bởi bóng của cái mũ. Nàng bắt đầu thả mình lười biếng dọc bến tàu. Những quầng mây trắng uốn lượn trên trời như những tấm vải đang hong khô. Dòng nước chi chít những ngôi sao bạc lớn; những hàng cây run rẩy lấp lánh dưới ánh sáng mờ. Đi dạo cùng bóng ma của mình, nàng khám phá ra những chốn âm u, vượt ngoài không gian và thời gian: những quảng trường nhỏ với những ngôi nhà trắng trống trải, những cửa sổ mở toang, há hốc; và những con đường hẹp dưới vòm dẻ - hoàn toàn hoang vắng, một tháp chuông bất ngờ nhô lên trên những mái nhà... Nàng băng qua sông Seine và tựa vào lan can để ngắm dòng nước. “Thật khó để tưởng tượng niềm vui mà người đồng hành vô hình, tưởng tượng của mình mang đến. Nếu đó là người sống, một điều như thế sẽ chẳng thể nào xảy ra: nhưng mình yêu trò lang thang và trò chuyện với những người chết mỉm cười, lặng lẽ và tự do, tự do hoàn toàn và mãi mãi.”
Katherine, một lịch sử intimate
Katherine Mansfield (WW1)
Ở nhà trọ Đức (1911)
Nhịp, Nghĩa của Nhịp, Sự nghiêm cẩn trong Nghệ thuật (1912 - 1913)
Paris (1914-1915)
Ngợp (1918)
Athenaeum (1919)
Tiệc vườn (1921)
Fontainebleau & epilogue (1923)