favorites
Shopping Cart
Search
Vitanova
Prev
Ingeborg Bachmann
Next

giải phẫu học nỗi sầu muộn

giải phẫu học nỗi sầu muộn
594.000 đ

 

"Đứng trước cánh cổng rồi, cô vẫn không hiểu tại sao mình lại ở đây. Chẳng có điều gì thúc đẩy cô tới nơi này. Nhưng ngược lại, cũng chẳng có gì thực sự ngăn cản cô. Trong đêm, không có gì ngăn cản những người mất ngủ. Những năm tháng thực sự mất ngủ trầm trọng của cô đã qua lâu rồi, nhưng cũng giống loài bò sát đi qua đâu là để lại dấu vết ở đấy, dẫu là vô hình, trong những giấc ngủ ban đêm hiện nay của cô như thể vẫn còn sót lại những mảnh nhỏ của sự mất ngủ xưa kia, trong khi cô nằm ngủ, bóng hình của cô trước đây vẫn vật vờ đi lại, đờ đẫn ở xung quanh, lòng trĩu nặng nỗi khiếp sợ cái giường."

(Tử Yên, "Chuồn chuồn mang bít tất")

 

Một ngày, nỗi sầu muộn mọc ra giữa tâm hồn, cứ ở đó và không đi nữa: nỗi sầu muộn vừa thảm khốc vừa bồng bềnh khoái cảm. Nó đẩy con người vào những cuộc trôi dạt không bờ bến, những mơ mẩn vô biên về chốn "bất cứ đâu ngoài đây." 

Các text tập hợp ở đây là các phòng giải phẫu sầu muộn (được Baudelaire gọi tên rất chuẩn xác là Spleen. Chẳng thể nào biết có quay lại được không, một khi đã buông mình vào đó. Nhưng nỗi sầu muộn ấy cũng đầy cứu rỗi. "Chính đó là sự khổ cạnh cao vời của chúng ta, đòi hỏi cao vời của chúng ta, nó ngăn cấm chúng ta chung đụng với các bữa tiệc thừa mứa của cuộc đời, đó là sự bất khuất nơi gu của chúng ta, vốn dĩ hướng về những món kỳ quặc, chưa được biết tới." (thư của Bruno Schulz cho Gombrowicz)

Đó là ma thuật tối cao, nó khiến thế giới trở thành huyền thoại, tức là trở thành chính nó. Trong nhiều trường hợp, đó là vắc xin duy nhất chống được cảm giác phi thực bởi sự quá tải thực tại (cf. Annie Le Brun) của thời chúng ta. 

 

 Giải phẫu học nỗi sầu muộn

Le Spleen de Paris Charles Baudelaire, Cao Việt Dũng dịch

Những hiệu quế, Bruno Schulz, Xuân Trường dịch

Một dấu hiệu của tình yêu, Tử Yên Nguyễn Thu Thủy

Giáo dục châu Âu, Romain Gary, Cao Việt Dũng dịch

Con quái vật trong rừng và Ban thờ Người Chết, Henry James, Anh Hoa dịch

cùng

Ingeborg Bachmann - Clarice Lispector - Linda Lê - and more

Món quà đẹp nhất để đi cùng bộ sách này là booklet "Mười bài cửa sổ" của Rilke. Với những bài thơ ấy, nhà thơ của bi ca bắt được đúng ngưỡng nơi sầu muộn khôn nguôi chuyển hóa thành một điều gì khác. Đó là khoảnh khắc của rung động.  

(AH)

 

 

"Chuồn chuồn"  tiếp

Cô mơ hồ nhớ đến một câu thơ cổ về việc bước chân qua một cái ngưỡng, có thể là một ngưỡng cửa, hoặc ngưỡng một cánh cổng như lúc này, hoặc một loại ngưỡng vô hình nào đó khác hẳn.

Trước cổng, giữa đêm khuya, cái ngõ đương nhiên vắng lặng. Vắng đến nỗi cô tưởng chừng mình nghe thấy tiếng nước chảy của con sông gần đó. Nhưng chắc đó cũng chỉ là một ảo tưởng: dường như bây giờ, mọi con sông trong thành phố đều đã ngừng chảy.

Sông cũng là một dạng ngưỡng, cô thoáng nghĩ. Vào lúc này, cửa và cổng trong thành phố thật khác so với trước đây. Nhưng mỗi lần ở trước chúng vào ban đêm, cô lại thấy cảm giác đó. Trở về nhà trong khuya khoắt, trước kia, lúc nào cô cũng có một nỗi hoảng loạn nho nhỏ trước khi quyết định mở cửa bước vào. Có là lần về nhà thứ bao nhiêu, sự lặp lại có đạt tới con số lớn đến thế nào, thì vẫn cứ nguyên xi cảm giác bấn loạn và dùng dằng ấy. Nhiều hôm cô quyết định lại đi, không phải vì còn muốn đi chơi thêm nữa, mà bởi không làm sao quyết định nổi chuyện mở cửa. Những ngày ấy, cô biết trong không gian vắng lặng, ẩn nấp đâu đó, có những cặp mắt rình mò mình. Ngõ nhà cô ở, quãng thời gian xa lắc ấy, rất thích hợp cho những ấp nấp, và những người đàn ông cùng ngõ, kể cả lũ con trai chưa lớn hẳn, biết rất rõ thói quen về nhà muộn của cô. Một đêm, quá dùng dằng không biết nên quay lưng đi tiếp vào thành phố ban đêm hay vào nhà để chấm dứt cuộc xâm chiếm uể oải của màn đêm, đồng thời khởi động cơn mất ngủ u ám, cô đã làm một việc không hề dự tính từ trước. Cũng có thể vì đêm hôm ấy trăng kỳ quái quá. Cô đứng đó, trước cửa nhà mình, lưng quay ra đường, rồi bắt đầu cởi áo. Sau khoảnh khắc choáng váng ban đầu của không trung, sự phấn khích dâng dần lên, mỗi lúc một thêm mãnh liệt. Cô cởi xong áo ngoài rồi áo trong, nhận ra đã không còn gì để tiếp tục ở phần này nữa và bắt đầu đặt tay lên phéc mơ tuya của cái váy, thì cảm nhận được, như một cơn sóng thần, một cái gì đó ào lên, mối nguy hiểm đích thực sắp ập xuống. Cô vội vã ôm mớ đồ, mở khóa lao vào trong nhà, để lại sau lưng nỗi hẫng hụt mênh mông, trong mắt những người đàn ông vô hình, hoặc có thể là nỗi hẫng hụt của một cái gì khác nữa. Thời đó, các ngôi nhà không giống như bây giờ. Từng có lần, hồi cô mới lớn, buổi đêm nghe tiếng lạch xạch, cô núp sau cửa sổ phòng mình lén nhìn ra thì thấy thằng bé hàng xóm hơn cô vài tuổi đang dán sát người vào hàng rào sắt nhà cô, tay giơ cây sào dài, tìm cách khều chiếc quần lót của cô mới giặt buổi chiều đang phơi trên dây ở trong sân. Khuôn mặt của thằng bé ở ngưỡng cửa trở thành đàn ông đó, pha trộn nỗi sợ, sự phấn khích và ham muốn điên rồ, còn hiện lên rất nhiều lần trong trí nhớ của cô, nhất là từ khi nó chết, sau đó vài năm."

Chẳng ai buồn 

Sao vẽ

Cá tan và Yêu điên

favorites
Thêm vào giỏ hàng thành công