favorites
Shopping Cart
Search
Vitanova
Prev
Molière
Next
hiểu về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ chúng ta, qua các bản dịch cách đây tròn thế kỷ
Hài-kịch của Molière, Nguyễn Văn Vĩnh diễn quốc-âm
Hài-kịch của Molière, Nguyễn Văn Vĩnh diễn quốc-âm
Hài-kịch của Molière, Nguyễn Văn Vĩnh diễn quốc-âm

Bệnh tưởng

Bệnh tưởng
36.000 đ

108 trang
11,5 x 18 cm

Hài-kịch của MOLIÈRE tiên-sinh soạn ra

NGUYỄN-VĂN-VĨNH diễn quốc-âm

1928
Éditions du TRUNG-BẮC-TÂN-VĂN
68, Rue Jules-Ferry
HANOI
 


Molière (tên thật là Jean-Baptiste Poquelin; 15/1/1622 – 17/2/1673) là người khai sinh ra kịch cổ điển, một bậc thầy của kịch Châu Âu và đến giờ vẫn là tượng đài của văn hóa Pháp, giống như Shakespeare đối với văn hóa Anh. Bệnh tưởng là vở kịch cuối cùng của ông. Ấn bản Bệnh tưởng này in lại y nguyên ấn bản 1928 của Éditions du TRUNG-BẮC-TÂN-VĂN, chỉ chỉnh một chút về mặt chính tả cho phù hợp với ngày nay, cùng một số rất ít chỗ chắc chắn là lỗi in.

Dưới đây là lời giới thiệu của Nguyễn Văn Vĩnh trong ấn bản ấy:

TIỂU-SỬ ÔNG MOLIÈRE

Chính tên ông là Jean-Baptiste POQUELIN, sinh tại Paris ngày 14 hoặc 15 Janvier 1622. Cha là Jean Poquelin làm nghề bán vải và chăn-đệm, mẹ là Marie Cressé cũng là con nhà hàng đệm. Đến năm hai-mươi-hai tuổi ông mới lấy tên là Molière. Ông là con trưởng, dưới còn năm người em nữa. Mẹ mất từ năm ông lên mười. Cụ thân-sinh ra ông sau được cử vào làm tùy-thân thị-bộc nhà vua Lô-y Thập-tứ, cũng định về sau truyền chức ấy cho ông, cho nên đã dạy ông học lấy nghề nhà. Nhưng trời bẩm sinh ra ông đã có sẵn cái tài làm kịch, tình cờ lại dun-dủi cho ông sinh-trưởng ở xóm Chợ-lớn kinh-thành, là chỗ hằng ngày được nom thấy những cảnh hoạt-động của lê-dân. Vả cụ ngoại-tổ ông là Louis Cressé lại ưa đi coi hát, thường đưa ông đến rạp Hôtel de Bourgogne, bấy giờ đương giữa cái buổi nghề diễn-kịch nước Pháp sắp nhờ bài bi-kịch Le Cid của Corneille tiên-sinh mà nổi danh lừng-lẫy một thời.

Ông dầu đi học muộn (năm 14 tuổi mới đi học) nhưng mà sáng lắm, chẳng bao lâu thuộc đủ kinh sử Hi-lạp, La-mã, sau lại được nhập môn cụ Gassendi là một nhà giáo-sư am-hiểu các sách La-tinh nhiều. Năm hai-mươi tuổi ông vừa thoát ra ngoài cái cửa hàng của cha, và vừa thôi học, thì ông đã dự một vai diễn ở rạp hát nhỏ Le Tripot de la Perle, đã mở ra một rạp hát riêng gọi là L’Illustre Théâtre. Năm 1645 ông bị giam ở nhà-ngục Châtelet, năm 1646 thì ông từ bỏ Paris, ông đứng làm chủ một phường đi hát rong các tỉnh. Trong mười-hai năm trời, ông đi khắp trong nước Pháp, nghĩ lấy bài kịch, viết ra vở mà diễn lấy và cho phường mình diễn để thiên-hạ nghe. Năm 1653 ông soạn ra và diễn tích L’Étourdi ở Lyon. Cũng năm ấy ông nhờ có người giới-thiệu được vào hầu quan Tổng-đốc tỉnh Languedoc là ông Conti vương, vương bênh-vực ông trong ba năm, rồi về sau tự dưng vì sùng tôn-giáo mà ghét bỏ, không ưa nghề diễn-kịch. Năm 1656 ông diễn tích Dépit Amoureux ở Béziers.

Đến năm 1658 thì ông được diễn trong rạp hát Ngự. Từ đó ông ở liền kinh-thành, được cử làm trùm phường hát của Đức-ông Hoàng-đệ. Từ đó ông soạn ra và đem diễn biết bao nhiêu vở kịch hay. Năm 1659 xuất-hiện vở Les Précieuses Ridicules (Đàn-bà kiểu-cách); năm 1660, xuất-hiện vở Sganarelle (Anh chồng ghen hão); năm 1661, vở L’Ecole des Maris (Tràng học làm chồng), vở Les Fâcheux (Nhanh-nhảu đoảng); năm 1662, vở L’Ecole des Femmes (Tràng học làm vợ); năm 1663, nhân ông bị bọn đồng-nghệ ghen-ghét và bọn sùng đạo quá, chỉ-trích, ông bèn soạn và diễn ra vở Critique de l’Ecole des Femmes (Cuộc bình-phẩm bài kịch Tràng học làm vợ); năm 1663, vở Versailles phóng bút; năm 1664, ông diễn ba hồi trên tập: “Giả đạo-đức”. Vở kịch này nhiều người phản-đối, cho nên mãi ba năm sau mới đem diễn cho công-chúng coi được; năm 1664 diễn hai vở “Cưỡng-bách giá thú” và La Princesse d’Élide; năm 1665 diễn tích Don Juan. Năm ấy thì phường hát của ông được tôn lên làm Phường hát Ngự, ngang hàng với hai phường nữa, một là phường hát ở rạp Hôtel de Bourgogne, hai là phường hát ở xóm Marais. Ông vừa đóng vai, vừa soạn-kịch, vừa làm chủ phường, vừa làm người quản-đốc việc xuất nhập sân khấu, lại phải ứng-biện hết cả các tấn tuồng nhà vua muốn dùng, hồ có lệnh trên truyền bảo ông phải nghĩ ngay ra bài mới mà diễn cho vua coi. Nhưng dẫu công-việc nhiều, ông mệt nhọc quá đỗi, mà ông vẫn soạn ra nhiều vở. Năm 1665, vở L’Amour Médecin (Ái-tình chữa bệnh); năm 1666, vở Misanthrope (Người yếm-thế) và vở Médecin malgré lui (Miễn-cưỡng làm thầy thuốc); năm 1667, vở Mélicerte le Sicilien; năm 1668, ba vở Amphitryon, Người Biển-lậnGeorge Dandin; năm 1669, M. de Pourceaugnac; năm 1670, Những bậc tình-lang hào-phóng, Trưởng-giả học làm sang; năm 1671, ông cùng với ông Corneille, ông Quinault và ông Lulli soạn ra bài nhạc kịch Psyché; rồi ông lại soạn tập Les Fourberies de Scapin, La Comtesse d’Escarbagnas; năm 1672, ông soạn tập Đàn-bà hay-chữ.

Năm 1662, khi ấy ông bốn-mươi tuổi, chẳng may cho ông lại đi lấy người vợ trẻ tuổi quá, mới có hai-mươi, cũng làm nghề diễn kịch, tên là Armande Béjart, là con gái của bà Madeleine Béjart chính là tình-nương của ông ngày xưa. Ông vốn đã nhiều người ghét sẵn, cho nên có ngay tiếng đồn mai-mỉa rằng ông lại lấy con gái của ông làm vợ. Vua Lô-y Thập-tứ có tình thương ông, cho nên ngài ra đặc-ân để bịt miệng thiên-hạ, cho phép bà Duchesse d’Orléans trong hoàng tộc ra làm đỡ-đầu cho đứa con đầu lòng của ông (1664). Chồng thì nhiều tuổi mà lại có tính ghét đời, vợ thì ít tuổi mà lại đỏm-đang lơ-lẳng. Cho nên ông chỉ những ghen mà đâm bệnh. Trong tám năm sau cùng ông luôn luôn đau yếu. Đến năm năm-mươi-mốt tuổi, giữa ngày thứ sáu 17 tháng hai 1673, ông đương diễn vai chính bài tuồng “Bệnh-tưởng” của ông soạn ra sau cùng thì ông chết, tại giữa rạp hát ở đầu con đường Richelieu. Rạp hát ấy vẫn còn cho đến bây giờ là rạp hát công của nhà-nước, tên gọi là Le Théâtre Français, trước gọi là La Comédie Française. Tục vẫn gọi là Nhà của ông Molière. Hậu-thế coi ông như tổ-sư nghề diễn hài-kịch ở nước Pháp.

Bài kịch, dịch ra đây, chính là cái bài hài-kịch sau cùng của Molière tiên-sinh đó vậy.
 

In lại bản dịch đầu tiên của vở kịch này sang tiếng Việt, cuốn sách bạn đang xem thuộc bộ Quốc-ngữ, một phần trong dự án lớn Con đường Việt NamTập hợp các tác phẩm cốt yếu của sự tiến hóa tinh thần Pháp từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX trong ngôn ngữ dịch khoái hoạt và hàm súc của Nguyễn Văn Vĩnh, bộ Quốc-ngữ gồm chín quyển sau: 

 Molière, Bệnh tưởng: hài kịch  
 Molière, Người biển lận: hài kịch  
 Molière, Trưởng giả học làm sang: hài kịch   
 Lesage, Tục ca lệ: hài kịch 
 Fénelon, Tê-lê-mặc phiêu lưu ký 
 Balzac, Miếng da lừa 
 Alexander Dumas, Ba người ngự lâm pháo thủ
 Lesage, Truyện Gil-Blas (hai tập)

Có thể đặt cả bộ sách cùng bản mềm các tiểu luận phê bình liên quan tại đây.

Quà tặng kèm là quyển Đoản luận giáo dục của triết gia Alain, một độc giả lớn của các tác giả thuộc bộ sách trên, nhất là Fénelon và Balzac. 

favorites
Thêm vào giỏ hàng thành công