Ba truyện đời
260 trang
13,5 x 20 cm
Mùa xuân năm 1906, sau nhiều buổi ngồi mẫu cho Picasso vẽ chân dung, Gertrude Stein nung nấu ý định về một dự án của riêng mình. Ngồi trong căn hộ chứa đầy những tác phẩm nghệ thuật ở tả ngạn sông Seine (“bảo tàng nghệ thuật hiện đại đầu tiên", như tờ New York Times tả), ngay dưới bức vẽ “Bà Cezanne", Stein bắt đầu viết Ba truyện đời (Three Lives). Lấy bối cảnh một thị trấn hư cấu tên Bridgepoint, tác phẩm là chuyện ba người phụ nữ: Anna đôn hậu, Melanctha và Lena nhu mì. Ba mảnh ghép tưởng chừng biệt lập nhưng đứng chung với nhau, chúng phác nên bức tranh đầy sức mạnh về sự tồn tại ảm đạm của phụ nữ nhập cư và thiểu số ở nước Mỹ đầu thế kỷ XX, đặt ra những chất vấn về căn tính, giai cấp và kỳ vọng xã hội trong giai đoạn lịch sử ấy.
Lấy cảm hứng từ thử nghiệm hội hoạ của những họa sĩ theo trường phái lập thể thời kỳ đầu như Picasso hay các bức tranh của Henri Matisse, tham vọng của Stein là tạo ra một ngôn ngữ mới mẻ, xóa bỏ mọi giới hạn giữa văn viết, văn nói, và ngôn ngữ âm nhạc. Thử nghiệm với một vật liệu vô cùng chặt chẽ là ngôn ngữ Anh, Stein mạnh tay xóa bỏ dấu câu, biến việc đọc thành một kinh nghiệm gây chóng mặt: người đọc phải vận toàn bộ hiểu biết ngữ pháp và logic tình huống của mình để điền các dấu câu vắng mặt và qua đó đối mặt với các định kiến ẩn sâu trong việc đọc của mình - một hiện tượng được gọi là the Stein experience (kinh nghiệm Stein).
Kinh nghiệm Stein dọn đường cho một hình dung nghệ thuật mới, gọi là “hiện đại.” Nghệ thuật không còn là sự tái hiện cái đẹp như một kiểu ru ngủ con người. Nghệ thuật phải chạm đến, phải phơi bày những khía cạnh khó chịu nhất, tầm thường nhất của đời sống, để đi tìm thứ mà Tristan Tzara trong dada manifesto gọi là “novelty”: “A work of art should not be beauty in itself, for beauty is dead; it should be neither gay nor sad, neither light nor dark to rejoice or torture the individual by serving him the cakes of sacred aureoles or the sweets of a vaulted race through the atmospheres.” Với Stein, câu chữ được gột rửa và tái sinh, dọn đường cho hàng loạt phong trào mới thành hình: dada, Lập thể, Siêu Thực, vv - gần như tất cả đều mang dấu ấn của Stein.
Ở Stein, không có ranh giới giữa các hình thức khác nhau, cũng như không có ranh giới giữa sáng tác và phê bình. Tất cả đều là viết, và viết là cuộc đi trên sợi dây chăng trên vực thẳm: lúc nào cũng có nguy cơ ngã nhào xuống dưới. Đó là một trong các nhân vật (rất hiếm) không viết theo những thể loại có sẵn, mà tạo ra thể loại. Kể cả khi phải dùng một thể loại cũ (autobiography) thì Stein cũng biến nó thành một thí nghiệm chưa từng có, một cuộc phùng giữa vô vàn hình thức tưởng chẳng bao giờ có thể gặp nhau. Bản thân Stein, một người Mỹ sống ở Châu Âu, đúng thời điểm biến động lớn của cả chính trị & nghệ thuật, cũng là một người sống giữa nhiều thế giới, tạo ra cuộc gặp giữa các thế giới ấy để làm sinh ra một điều gì mới hẳn. Đó là sứ mệnh của nghệ thuật: đi vào cái bất khả tri để tìm ra, tạo ra cái mới.
---
Ba truyện đời nằm trong hai formaTION dài, bắt đầu từ mùa xuân 2024: Phê bình cũng có lịch sử? và Chương trình Mỹ.
Sách cũng nằm trong chuỗi Giới hạn của ngôn ngữ, tập hợp các tác phẩm có vai trò tiên phong trong việc cách tân hình thức văn chương:
Bruno Schulz, Những hiệu quế (Xuân Trường dịch)
Baudelaire, Le Spleen de Paris (tái bản) (Cao Việt Dũng dịch)
Thomas Bernhard, Cháu trai Wittgenstein (Phan Nhu dịch)
Bruno Schulz, Dưỡng đường đồng hồ cát (Xuân Trường dịch)
Maupassant, Đốc tờ Héraclius Gloss (Toàn Anh dịch)
Gertrude Stein, Ba truyện đời (Hoàng Trang dịch)
Có thể đặt cả bộ sách cùng bản mềm các tác phẩm cùng series đăng trên tạp chí Văn Bản tại đây. Có một món quà đi cùng: booklet "Thư viện bùng cháy" (René Char, Cao Việt Dũng dịch - hiện chỉ còn 25 cuốn).
Cùng trong chương trình Mỹ: