Truyện Gil-Blas (tập 1)
380 trang
13,5 x 20,5 cm
TỰA CỦA DỊCH-GIẢ
Truyện này dịch ra đăng trong tập Đông-dương Tạp-chí từ ngày 7 Août 1913, kế đến khi có báo Trung-Bắc Tân-văn, thì rồi lại đăng tiếp vào báo Trung-Bắc, mãi cho đến ngày 28 Décembre 1916 mới xong.
Xem lại thật là nhiều nơi lỗ-mỗ. Nhưng xin độc-giả cũng lượng xét cho, ngày thuở ấy, chưa mấy ai đã tin được rằng tiếng Việt-Nam ta có ngày dịch được một bộ tiểu-thuyết Tây. Dịch-giả bấy giờ cũng là làm một việc mạo-hiểm. May sao vừa dịch vừa tập dịch, về các hồi sau, lời-lẽ mỗi ngày một thêm trau-chuốt, tưởng ai chịu khó đọc tòng-đầu triệt-vĩ, cũng vỡ được ít nhiều cái tinh-thần của nhà nguyên-trước, chứ không đến nỗi phải tiếc công. Bản dịch-văn này vả cũng là một cái tang-chứng ở trong lịch-sử quốc-văn ta từ lúc bập-bẹ dùng tiếng Nôm ta mà diễn tư-tưởng Tây, cho đến thời bây giờ là lúc đã nên câu nên đoạn, nên một văn-pháp rồi.
1er Février 1929
Sau đây xin in lại cả bài tựa đăng trong báo Đ. D. T. C.
NGUYÊN-TỰ
Bản-quán nghĩ mãi, tìm mãi trong các sách Tây, xem có truyện gì, sách gì nên dịch ra mà in vào báo cho các quan coi, để những lúc thừa-nhàn tiêu-khiển, kẻo cứ xem luận mãi, hay đến đâu cũng có lúc mỏi. Sách Tây thì thực là nhiều, mà không mấy quyển là dịch được, vì trình-độ nước Nam ta chẳng bằng trình-độ u-châu, mà cũng không phải là một nước văn-minh ấu-trĩ, cho nên sách nào nghĩa-lý cao-xa quá, hoặc là văn-chương lối mới, thì dịch ra dân ta xem không đến nơi; mà sách của bên Âu-châu làm riêng cho trẻ, thì dịch ra cho người lớn xem không thỏa.
Duy bản-quán xem có sách tiểu-thuyết Gin Ba-la đơ Xăng-ti-dan này (Gil-Blas de Santillane) của ông danh-sĩ Pháp Lesage đặt ra là thực đáng nên dịch. Tuy là sách làm cho các bậc thiếu-niên xem, nhưng mà văn-chương hay, luân-lý cao mà lại dễ hội, thành ra sách danh-thư ở Âu-châu. Chắc rằng các ngài sẽ xem, mà kể lại cho con-trẻ nghe cũng có ích lắm.
7 Août 1913
In lại bản dịch đầu tiên của tiểu thuyết này sang tiếng Việt, bản Gil-Blas bạn đang xem thuộc bộ sách Quốc-ngữ, một phần trong dự án lớn Con đường Việt Nam. Tập hợp các tác phẩm cốt yếu của sự tiến hóa tinh thần Pháp từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX trong ngôn ngữ dịch khoái hoạt và hàm súc của một bậc thầy tiếng Việt, bộ Quốc-ngữ gồm chín quyển sau:
Molière, Bệnh tưởng: hài kịch
Molière, Người biển lận: hài kịch
Molière, Trưởng giả học làm sang: hài kịch
Lesage, Tục ca lệ: hài kịch
Fénelon, Tê-lê-mặc phiêu lưu ký
Balzac, Miếng da lừa
Alexander Dumas, Ba người ngự lâm pháo thủ
Lesage, Truyện Gil-Blas (hai tập)
Có thể đặt cả bộ sách cùng bản mềm các tiểu luận phê bình liên quan tại đây. Món quà đi cùng bộ sách này là quyển Đoản luận giáo dục của triết gia Alain, một độc giả lớn của các tác giả thuộc bộ sách trên, nhất là Fénelon và Balzac.