Nguyễn Văn Vĩnh và Benjamin Franklin
Sau khi biến tờ tạp chí thành quyển sách (chuyện đã kể ở kia) thì cũng rất cần thực hiện thao tác ngược lại: làm cho tờ tạp chí hiện ra, theo đúng nhịp của nó. Dưới đây là một phơi-ơ-tông trên Đông Dương Tạp Chí, không phải tiểu thuyết mà là một thể loại rất hot thời bấy giờ: những lời "dạy khôn", phương ngôn, ngạn ngữ, cổ tích - tất cả in hết vào một cuốn niên lịch, tức almanach [một truyện cũng nhắc tới almanach: cô chị gọi cô em là almanach, hẳn không chỉ là vì nhớ giỏi].
Cuốn almanach mà Nguyễn Văn Vĩnh diễn nôm có tên Richard trưởng giả niên lịch [nghĩa là không chỉ có trưởng giả kia]. "Từ xưa đến đó không có sách nào thiên hạ đua nhau mà mua xem như là sách ấy [...] từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng thích đọc." Chắc hẳn Nguyễn Văn Vĩnh đã vô cùng hứng chí khi tưởng tượng ra cảnh ấy: dịch một thứ như thế vào một địa điểm như Đông Dương Tạp Chí - chính nó cũng là một dạng niên lịch, ra hằng tuần (Richard trưởng giả bắt đầu từ số 149) nhưng lại đánh số trang như một cuốn sách rất dày: đoạn chúng ta sẽ xem bắt đầu từ trang 1801. Đông Dương tạp chí có hình thức của cuốn sách sâu sắc đến nỗi người ta rất hay gỡ từ đó ra các phần rồi ghép lại, tự làm ra một quyển sách (và chính Nguyễn Văn Vĩnh cũng tính toán điều đó, sao cho mỗi kỳ của một truyện, chẳng hạn Tê-lê-mặc, bao giờ cũng khớp với một tay in). Đến khi các bản dịch phơi-ơ-tông trên báo được in thành sách thì cuốn sách lại được in thành các tập nhỏ, gọi là fascicule, nghĩa là có hình thức của chính tờ báo.
Quay lại với Richard trưởng giả: giống Miếng da lừa, Nguyễn Văn Vĩnh thấy cần phải rào trước một tiểu truyện rất dài về "Benjamen" tức Phi lăng khắc lịnh tiên sinh. Không phải lúc nào Nguyễn Văn Vĩnh cũng thấy có thể làm như vậy. Đó cũng là một người chỉ có thể thực sự nói về mình khi nói về người khác - dựng ra các chân dung bắt nguồn từ sympathie. Cả Balzac (Pháp) và "Benjamen" (Mỹ) đều là những người tự giáo dục, đều mở nhà in, đều kinh qua vô số "việc kinh tế xã hội" khác nhau và, nếu muốn tiếp tục so sánh, đều hết sức quan tâm tới chuyện énergie rút cuộc là gì (với đường nối là Swedenborg).
Dưới đây là tiểu truyện Phi lăng khắc tịnh, Hoa kỳ quốc-danh sĩ, dùng làm mào đầu cho Học thuật của Richard trưởng-giả:
(còn nữa)