Một James & Một James
Sinh thời, Henry James bận tâm rất nhiều đến kịch nghệ. Ngay trước đoạn viết cuối, James soạn kha khá kịch, chuyển thể một vài tác phẩm thành công của mình thành kịch, chẳng hạn như Daisy Miller. Nhưng James lại chưa bao giờ nếm trải thành công như mong muốn với sân khấu. Rất nhiều vở kịch ông viết chưa từng được dựng, và dẫu có dựng thì cũng không thành công, nếu không muốn nói là thất bại. Buổi ra mắt vở Guy Domville ở London vào năm 1895 là một thảm họa lừng danh. W. Sormeset Maugham, nhà văn từng viết rất nhiều kịch và rất thành công với kịch, đã có mặt tại buổi diễn ấy, đắc ý kể về nó cùng nhiều lời lẽ có thể nói là ác liệt nhằm vào cá nhân James và cảm năng nghệ thuật văn chương của James [ref. The Vagrant Mood, 1952]. Tuy nhiên, ai đó [ai đó nhỉ] từng viết đại ý rằng, nếu sinh muộn hơn, rất có thể James the dramatist sẽ thành công hơn. Quả thật, rất khó để nói về khả thể của những điều không thể. Nhưng, có lẽ giống không ít cinephile khác, tôi biết tới và ngưỡng mộ James ở tư cách một tác giả lớn từ khá lâu trước khi thực sự đọc bất cứ thứ gì ông viết.
Henry James là một sacred fount dào dạt của điện ảnh thế giới. Tra từ khóa Henry James trên IMDB sẽ cho thấy đến nay đã có 160 phim ngắn, phim điện ảnh, phim truyền hình, phim dài tập truyền hình được chuyển thể từ những tiểu thuyết, truyện ngắn, novella của ông. Chắc chắn con số thực tế còn lớn hơn nhiều, vì IMDB chỉ thống kê được những gì mà các producer và studio give credit cho James. Nếu tạm tin cái mốc 1933 với Berkeley Square được xem là bộ phim đầu tiên chuyển thể từ một tác phẩm của James [tiểu thuyết chưa hoàn thành The Sense of the Past] cho đến năm 2023, với hai phim đều được chuyển thể từ novella Con quái vật trong rừng [phim La Bête của đạo diễn Bertrand Bonello dự tranh chính thức tại LHP Venice 2023, và phim còn lại dự tranh giải Teddy của LHP Berlin], rõ ràng quãng thời gian 90 năm ấy là một mênh mông James trong điện ảnh. Trong sự thăng trầm của môn nghệ thuật tỉ đô và hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồn tại lớn nhất, Henry James giống như con triều lớn, cứ lâu lâu lại tạo nên một đợt sóng mới vỗ bờ. Trở đi trở lại, văn chương của ông, từ những gì nổi tiếng nhất như Washington Square, Vẽ một phụ nữ, The Turn of the Screw, những gì khó đọc nhất như Cánh bồ câu, The Ambassador, hay The Golden Bowl, tới không ít truyện ngắn không nhiều người biết đến, đã xuất hiện, và không chỉ một lần, dưới hình thức mới, ngôn ngữ thể hiện mới và cách đọc mới. Chưa bao giờ thiếu những tên tuổi lớn trong điện ảnh thế giới thể hiện mình là độc giả và tìm được cảm hứng sáng tạo từ văn chương của James, như William Wyler, Peter Bogdanovich, John Frankenheimer, Jacques Rivette, François Truffaut, Agnieszka Holland hay Jane Campion... Mới nhất, IMDB cũng thể hiện đạo diễn người Anh Mike Newell đang làm tiền kỳ cho một dự án điện ảnh chuyển thể từ The Ambassadors. Nếu biết được văn chương của mình lại là một trong những nguồn cơn sáng tạo của một môn nghệ thuật mới, mà ở thời điểm ông qua đời, điện ảnh mới chỉ như một đứa nhóc còn gào khóc đòi ăn và chưa thể tự đi, có lẽ Henry James sẽ cảm thấy thích thú, nhưng cũng có thể lo lắng, thậm chí bất an. Mối bận tâm lớn nhất, suốt đời của James, là bản thân nghệ thuật. Trong mênh mông những gì được give credit cho James trên IMDB ấy, có phim nào đã trở thành tác phẩm kinh điểncủa điện ảnh không? Đương nhiên, câu trả lời là có.
The Innocents (1961) của đạo diễn Jack Clayton chính là một. Phim được chuyển thể từ The Turn of the Screw [đã có bản dịch tiếng Việt] - tác phẩm có lẽ được đọc nhiều nhất, gây tranh cãi nhiều nhất và cũng được chuyển thể nhiều nhất của James. Ở novella này, tính ambiguity trong sự viết của ông đã được đẩy lên mức cao nhất, tạo nên vô số cách đọc, thậm chí trái ngược nhau. Nhưng cách đọc nào đúng thì bản thân James không bao giờ hé lộ, ngay cả preface trong ấn bản New York Edition cũng chẳng làm rõ hơn. Chính vì thế, sự khó khăn trong việc lựa chọn cách đọc nào tạm cho là đúng là một thách thức không hề nhỏ với các nhà biên kịch và đạo diễn, khi phải sử dụng ngôn ngữ hình ảnh để chuyển thể The Turn of the Screw. The Innocents đã thực sự làm được điều đó. Được Truman Capote và William Archibald viết lại từ kịch bản sân khấu của chính Archibald [Capote được cho đã tạm dừng viết In Cold Blood để bắt tay vào dự án này], và được John Mortimer bổ sung một số scène và hoàn chỉnh thoại, The Innocents là một trường hợp kinh điển của việc nắm bắt tinh thần tác phẩm văn chương để dịch sang ngôn ngữ điện ảnh, và tạo một sản phẩm tổng thể đặc biệt xuất sắc, từ kịch bản, quay phim, thiết kế mỹ thuật, cho đến âm nhạc hay diễn xuất. Sự ambiguousness trong nguyên tác của James hoàn toàn trùm lên The Innocents, trở thành yếu tố chi phối câu chuyện được kể, thông qua các thủ pháp điện ảnh được vận dụng điêu luyện và sáng tạo. Từ cách viết nhiều ẩn ý, mơ hồ và đa cách hiểu của James, biên kịch, đạo diễn, quay phim đã tạo dựng vô vàn hint gây lạc lối và suy đoán bằng hình ảnh, tạo nên không khí ngày càng đè nặng, lèn chặt, hệt như việc siết vít lên tường. Rất nhiều hình ảnh khiến đôi khi khán giả thực sự tin Miles và Flora bị wicked, bị possessed. Nhưng những hình ảnh đó lại là được nhìn từ Miss Giddens, và cùng với diễn tiến của phim, sự phát triển trạng thái tâm lý căng thẳng và bất an của Miss Giddens [vai diễn để đời của Deborah Kerr] lại khiến người xem suy tư liệu tâm trí cô có bình thường không. Vô số những câu hỏi được đặt ra trong truyện của James đã được tái hiện thành công. Thực sự có ma ở Bly hay không? hay đó chỉ là ảo giác của Miss Giddens? hay dù hai bóng ma đó là thật, toàn bộ câu chuyện về Quint và Miss Jessel lại là sự thêu dệt của Mrs. Grose - nữ quản gia, người thực sự có thẩm quyền cao nhất ở Bly trước khi Miss Giddens đến, với sự phối hợp của hai đứa trẻ? Cũng bằng hình ảnh, The Innocents đã thể hiện nhiều cách đọc The Turn of the Screw, thậm chí hai cảnh hôn môi giữa Miss Giddens và Miles trong phim còn gợi ý đến Freudian complex. Như đã nói ở trên, The Innocents là một kiệt tác, với sự đóng góp rất lớn từ quay phim, họa sĩ và nhạc sĩ. Nhà quay phim Freddie Francis đã sử dụng ánh sáng đặc biệt tài tình, tạo nên sự tương phản cao một cách cố ý trong một khung hình đen trắng, với viền khung hơi mờ, càng đậm thêm tính ambiguity của câu chuyện. Thiết kế mỹ thuật ở rất nhiều scène khiến gợi nhắc người xem về Expressionism [biểu hiện luận] đặc trưng của phim mang âm hưởng gothic, trong khi âm nhạc được sử dụng cũng rất phù hợp ở mỗi scène để tạo không khí và gây ấn tượng với người xem. Ngay cả việc quyết định title The Innocents cho phim cũng là một lựa chọn hợp lý, khi tất cả nhân vật trong phim đều có thể thực sự ngây thơ. Và chính sự ngây thơ của họ có thể là một lý giải cho hành động của họ, lý giải cho việc đánh mất sự ngây thơ của họ, gây nên hậu quả có thể nói là đặc biệt nghiêm trọng. Đánh mất sự ngây thơ đã, đang và vẫn luôn là một chủ đề lớn trong điện ảnh.
Trong suốt 90 năm qua, Henry James trở đi trở lại trong điện ảnh, với không chỉ có một kiệt tác như The Innocents. Vẽ một phụ nữ (1996) của Jane Campion cũng có thể tính là một, với một cách đọc hậu hiện đại về kiệt tác văn chương cùng tên của James từ cái nhìn của một phụ nữ. Tương tự, nhiều nhà làm phim khác cũng tìm thấy được ở James một điều gì đó mà họ thấy thật sự muốn nói. Thế nhưng, hiếm có nhà làm phim nào tạo nên dấu ấn riêng thông qua việc đưa Henry James lên màn ảnh, không chỉ một mà những ba lần, như đạo diễn người Mỹ James Ivory. Năm 1961, Ivory cùng nhà sản xuất Ismail Merchant đồng thành lập hãng phim Merchant Ivory Productions. Dù đã làm không ít phim nhưng không mấy thành công, phải đến tận năm 1979, Merchant Ivory Productions mới có được bước đột phá đầu tiên với việc chuyển thể Những người châu Âu của James, thậm chí từ đó tạo dựng nên cả một thương hiệu phim Merchant-Ivory như một genre[period]. Những người châu Âu được sản xuất với kinh phí eo hẹp so với một phim period thông thường, nhưng hạn chế này lại không không ngăn được Ivory và những người cộng sự lâu năm với ông tạo nên một tác phẩm hay. Năm 1968, Ruth Prawer Jhabvala - nhà văn, nhà biên kịch và cũng là một người ngưỡng mộ Henry James, đưa cuốn sách cho Ivory xem. Sau khi đọc xong, Ivory nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể làm tốt hơn bộ phim truyền hình trước đó mà BBC chuyển thể từ tiểu thuyết ngắn này. Đến năm 1974, Jhabvala đã hoàn tất kịch bản chuyển thể, nhưng phải đến cuối năm 1978, phim mới được bấm máy, do tình hình tài chính khó khăn của Merchant Ivory khi đó. Bộ phim là một ví dụ điển hình của việc vẫn có đủ không gian sáng tạo dù bám chặt lấy nguyên tác khi chuyển thể một tiểu thuyết thành phim. Gần như toàn bộ thoại trong phim được lấy từ văn bản gốc của James, nhưng trong khi tiểu thuyết của James có diễn biến theo trình tự thời gian với nhiều phân đoạn giống kịch, thì scène lớn vũ hội thêm vào của Jhablava đã tổng hợp nhiều scène nhỏ khác của James được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới, từ đó mở ra cánh cửa để tình tiết câu chuyện diễn ra. Chỉ bằng kinh phí ít ỏi, nhưng với sự xoay xở khéo léo như lấy bối cảnh sẵn có, ánh sáng tự nhiên cùng dàn diễn viên tối thiểu, James Ivory đã tái hiện sắc thu với hai màu cam-đỏ đặc trưng vùng New England vốn tạo nên sự kinh ngạc về Tân Thế giới của hai nhân vật Felix và Eugenia khi họ lần đầu đặt chân tới Mỹ. Một điểm đáng ghi nhận nữa là trang phục trong phim cũng được thiết kế đầy duyên dáng và cầu kỳ, phản ánh sự quan tâm đến chi tiết, đặc biệt là trang phục, của chính Henry James. Sau khi ra mắt, Những người châu Âu trở thành phim được xem nhiều nhất của hãng Merchant Ivory ở thời điểm đó và được giới phê bình điện ảnh đánh giá rất cao về kịch bản chuyển thể. Chính từ thành công đó của Những người châu Âu mà James Ivory sau này tiếp tục chuyển thể hai tiểu thuyết khác của Henry James là The Bostonians(1984) và đặc biệt là The Golden Bowl (2001). Ivory cũng sản xuất bộ phim năm 1998 của đạo diễn Julien Landais chuyển thể từ novella The Aspern Papers của James.
Nếu The Innocents là một kiệt tác điện ảnh, còn Những người châu Âu là một ví dụ điển hình về cách thức chuyển thể đầy điêu luyện một tác phẩm văn chương bám sát nguyên tác lên phim như thế nào, một câu hỏi quan yếu cần phải được đặt ra. Tại sao một nhà văn cuối thế kỷ 19, thất bại thảm hại với kịch, nhưng lại xuất hiện như một chất liệu và nguồn cảm hứng phong phú đến thế trong điện ảnh? Đáp án thực ra rất đơn giản. Văn chương Henry James đủ hay, trong khi số lượng tác phẩm của ông đủ lớn để mỗi một phiên bản Henry James xuất hiện trong điện ảnh lại có sự khác biệt. Điều này không chỉ phản ánh sự phong phú trong văn chương của ông, mà còn là cả nhu cầu và mối bận tâm của các nhà làm phim trong sự phát triển của văn hóa nghệ thuật đương thời. Thực tế, các thème xuyên suốt sự viết của James luôn là những chủ đề có tính phổ quát: đó là sự va chạm giữa các nền văn minh, đó là địa vị của phụ nữ trong xã hội, đó là những ẩn ức và tình dục bị giấu kín, đó là vai trò của quyền lực và giai tầng trong xã hội... Những chủ đề ấy theo thời gian luôn làm nảy sinh cách đọc mới với văn chương của James. Một yếu tố khác nữa, mang tính kỹ thuật hơn, cũng cần được nhắc đến, đó là sự nhấn mạnh đến chi tiết, lối viết đầy hình ảnh của James, cũng hoàn toàn phù hợp với ngôn ngữ điện ảnh. Tuy nhiên, văn phong sau này của ông cũng đặt ra một thách thức lớn với các nhà làm phim, khi những tiểu thuyết cuối, vốn nổi tiếng khó đọc, được cho là unfilmable. Bản thân việc giải được một bài toán hay và khó luôn có sự hấp dẫn khó cưỡng của nó.
Editor của tôi từng viết nếu như văn chương Henry James, có dài và có ngắn, "có một mênh mông này, rồi lại có một mênh mông kia, cứ như thể hai mênh mông đó đối ứng và đối xứng với nhau" và "những khi không tìm thấy gì đó ở 'James dài', thì hãy nhìn sang 'James ngắn', rất có thể cái đó nằm tại đó, hay nói đúng hơn, được giấu ở đó." Trong trường hợp của điện ảnh, nhận định này hoàn toàn đúng. Tức là, đã có thêm một đối ứng nữa, giữa James the Author và James The Inspirator for Arts. Giữa hai mênh mông trông sang nhau ấy, rất có thể cái chờ đợi người ta là một vực thẳm, vì điện ảnh chỉ là một cách đọc khác của tiểu thuyết.
Phan Lương