favorites
Shopping Cart
Search
Vitanova
Prev
Arnold Bennett
Next
Arnold Bennett, Nguyễn Đặng Hồng Chương dịch

Chuyện các bà vợ già

Chuyện các bà vợ già
222.000 đ

13,8 x 20, 7 cm[sách thuộc l'été indien](

Giới thiệu của dịch giả 

Arnold Bennett sinh năm 1867 tại Hanley, Staffordshire, Anh Quốc. Hồi còn trẻ ông học luật và làm việc tại văn phòng luật sư của cha ông. Sau một cuộc cãi nhau trong gia đình, ông bỏ đi London làm thư ký trong một văn phòng luật sư khác. Năm 1893, ông bỏ nghề luật sư để chuyển sang viết báo. Ông đã làm chủ bút tờ Phụ Nữ trong sáu năm và nhờ thế mà rút ra được một số kinh nghiệm rất quý báu cho những nhận xét tinh tế về phụ nữ trong những tác phẩm sau này. Năm 1900, ông sang Pháp và sống tám năm ở đây. Là người rất hào hoa phong nhã với phái đẹp, năm 1907 ông kết hôn với một nữ diễn viên người Pháp nhưng đến năm 1921 thì hai người ly thân.

Arnold Bennett kiếm được rất nhiều tiền nhờ những tác phẩm thành công, nhưng cũng ăn chơi hoang toàng không kém. Năm 1931, ông qua đời vì bệnh thương hàn trong một khách sạn cực kỳ sang trọng không thua gì cái khách sạn đế vương được ông miêu tả trong truyện Hoàng Cung, cuốn truyện rất nổi tiếng ông viết năm 1930. Những tác phẩm nổi tiếng khác của ông là Chuyện các bà vợ già (1908) và Treo Trên Vách Đất (1910). Ngoài tiểu thuyết, Bennett còn viết tuồng, truyện ngắn và sách phổ thông. Ông tự nhận mình chịu ảnh hưởng của Stendhal và Flaubert. Ông có trí nhớ phi thường và tài miêu tả tinh tế các chi tiết có thật ngoài đời thực.

Chuyện các bà vợ già có lẽ là câu chuyện cảm động nhất về tác động của thời gian lên con người. Truyện viết về sự đổi thay của một thị trấn hạn hẹp với những vị “nữ anh hùng” của nó và dấu vết mà thời gian lưu lại trên cả con người lẫn cảnh vật.

Hai chị em đó, Constance và Sophia Baines tính cách mới khác nhau làm sao, và vì thế mà cuộc đời cũng mỗi người một ngả. Đời nàng Constance dịu hiền ngoan ngoãn rồi sẽ ra sao? Đời nàng Sophia xinh đẹp dữ dội và kiêu hãnh rồi sẽ thế nào? Ông Bennett không tô vẽ cho những nhân vật chính trong truyện của ông mà chỉ viết lên sự thật. Họ là những cô gái bình thường, những người phụ nữ bình thường và rồi là những bà già bình thường, có sai lầm, có buồn vui và nuối tiếc mà ta có thể gặp ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời nào trên cõi đời này. Giá trị lớn nhất của tác phẩm là tính chất hiện thực, nó có lẽ còn hiện thực hơn cả hiện thực nữa. Dù thế nào, hài hước hay tẻ nhạt, thì đó vẫn trung thành là cuộc đời thật.

Song hành cùng số phận của hai nữ nhân vật chính là cái chiều bí ẩn và huyền diệu được gọi là thời gian. Dù không được nói thẳng ra những ta vẫn cảm nhận được dấu vết của thời gian trên từng chương sách. Đời người là như thế đấy: Con người ta được sinh ra đời, mỗi người một tính cách, mỗi người một cuộc đời, trải qua bao cuộc bể dâu, bao cảnh ngộ khổ đau và mãn nguyện, để rồi cuối cùng lại trở về với cát bụi.

(Nguyễn Đặng Hồng Chương)

 

Bennett không thuộc vào những người nói được về sự cao và sâu, về những trác tuyệt và hãi hùng của sống. Nhưng đó là một trong những người hiếm hoi kể được, và kể rất cảm động, về hằng hà sa số những người thường. Họ, cả họ nữa, cũng có chuyện. Và ấy không phải là chuyện của một quần chúng làm nên lịch sử, dù ở vai chủ thể hay nạn nhân. Có liên quan gì đâu. Đây là chuyện của một ngôi nhà - nếu không có nó thì chẳng có gì. Đây là sự khôn ngoan bản năng của những con người biết rằng một ngôi nhà, dẫu suy sụp, dẫu nhạt nhòa đến đâu, vẫn là cái khung đỡ sự sống trần thế.  

(Chuyện)

 

Để đăng ký nhận tin về các đợt xuất bản sách/ tạp chí của chúng tôi trong năm, độc giả có thể điền link sau. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn khi có ấn phẩm mới. 

 

Có thể đọc "Con voi" - một đoạn đặc biệt ý vị và hài hước từ phần đầu Chuyện trên Văn Bản, kỳ Hạ 2024 

favorites
Thêm vào giỏ hàng thành công