favorites
Shopping Cart
Search
Vitanova
Prev
Hạ 2024

Robert Burton: Giải phẫu học nỗi sầu muộn

28/04/2024 13:20

Rất lâu trước Baudelaire, Robert Burton đã viết về cái đó. Cioran bảo, tên cuốn sách của Burton, Giải phẫu học nỗi sầu muộn, là một trong những nhan đề hay nhất từng tồn tại, hay đến mức chỉ cần mỗi cái tên ấy thôi, khỏi cần bất kỳ nội dung nào.

(một bậc thầy khác của môn thể thao này, tác giả của

"Giao hạnh phúc cho sầu muộn canh giữ")

Text dưới đây rút ra từ đoạn đầu Giải phẫu học nỗi sầu muộn (1621) có thể đọc như một chân dung triết gia Hy Lạp Democritus. Democritus ấn lên lịch sử khuôn mặt cười cợt của mình, nhưng theo trí nhớ của những người cùng thời thì đó là một nhân vật "trời sinh ưu uất."

 

Democritus Junior ngỏ cùng người đọc

- Robert Burton

Thưa Quý Độc gi, hn quý v s rt hiếu k mun biết k đội lt hoc bày trò nào đây, k láo xược nào dám đột nhp vào rp hát chung c thiên h quan khán, mo danh mt người khác; hn t đâu đến, hn làm thế vì sao, hn có gì để nói. Mc dù, như hn nói, Primum si noluero, non respondebo, quis coacturus est?  Tôi sinh ra là người t do, và được quyn chn nói; ai ép tôi được đây? nếu b thúc, tôi s đáp ngay như người Ai Cp trong sách ca Plutarch, khi có k tò mò đòi biết anh ta mang gì trong gi, Quum vides velatam, quid inquiris in rem absconditam? Che gi li, vì anh không nên biết cái gì trong đó. Ch tìm th được giu đi; nếu nhng gì trong đây khiến quý v hài lòng, “và có ích vi quý v, c cho là Người cung trăng, hoc bt c ai quý v mun, là tác gi”; tôi s chng sn lòng đề danh. Nhưng, để tha lòng quý v bng cách nào đó, hơn là vì tôi cn, tôi s trình bày mt lý do, c v tên h, nhan đề, và ch đề b chiếm dng này. Đầu tiên, v cái tên Democritus; phòng khi ai đó bị lừa vì cái tên, tưởng đây là giễu, nhại, một luận thuyết k khôi (chính tôi cũng có thể tưởng vậy), một nguyên lý quái lạ, hay nghịch lý về chuyển động của trái đất, của các thế giới vô tận, in infinito vacuo, ex fortuita atomorum collisione, trong một vùng rỗng vô biên, tạo thành bởi va đập tình cờ của nguyên tử của mặt trời, tất tật quan điểm của Democritus, mà Epicurus và bậc thầy Leucippus từ lâu duy trì, gần đây được Copernicus, Brunus, và vài người khác hồi sinh. Thêm vào đó, việc “những kẻ viết lách và mạo danh khơi lên các câu chuyện giả tưởng k quặc và láo toét, dưới tên một triết gia cao quý như Democritus, hòng trở nên khả tín hơn, và nhờ thế, được trọng vọng hơn” vốn là lệ thường, như đám thợ khéo vẫn hay làm, Novo qui marmori ascribunt Praxitelen suo [kẻ ký tên Praxiteles trên bức tượng mới của mình]. Trường hợp này không đúng với tôi.

Non hic Centauros, non Gorgonas, Harpyasque

Invenies, hominem pagina nostra sapit.

No Centaurs here, or Gorgons look to find,

My subject is of man and humankind.

Chính quý vị là chủ đề cho định ngôn của tôi.

Quicquid arunt homines, votum, timor, ira, voluptas,

Gaudia, discursus, nostri farrago libelli.

Whate’er men do, vows, fears, in ire, in sport,

Joys, wand’rings, are the sum of my report.

Ý đồ của tôi khi dùng tên ông, Democritus Christianus, chẳng khác nào Mercurius Gallobelgicus, Mercurius Britannicus dùng tên Mercury, v.v...; dù tôi khoác lên mình chiếc mặt nạ này cả vài lần khác, cùng những niềm kính trọng đặc biệt tôi chẳng thể biểu đạt nên hồn, cho tới khi khắc họa được ngắn gọn cốt cách Democritus của chúng ta đây, để thấy ông là người thế nào, bằng câu chuyện biểu trưng cho cuộc đời ông.

Democritus, theo mô tả của Hippocrates và Laertius, là một ông già hom hem, trời sinh ưu uất, chán ghét đồng bạn khi về già, và gần như ẩn dật, một triết gia nổi danh vào thời của ông, đồng tuế với Socrates, cuối đời mê mải với các nghiên cứu và với cuộc đời riêng tư, từng viết nhiều tác phẩm xuất sắc, một nhà thần học vĩ đại, chiếu theo thần học thời đó, một y sĩ chuyên sâu, một chính trị gia, một nhà toán học xuất chúng, bằng chứng là Diacosmus và các tác phẩm khác của ông. Ông vui thích với các nghiên cứu về nghề nông, theo lời Columella, và tôi thường thấy lời ông được Constantinus và những người khác trích dẫn khi nhắc tới chủ đề ấy. Ông biết các đặc tính, khác biệt của mọi loài thú, loài cây, loài chim, loài cá; và, như một số người nói, có thể hiểu nhạc điệu và thanh âm của các loài. Nói gọn, ông là omnifariàm doctus, một nhà bác học, một học giả lớn; và với một lẽ chắc chỉ ông mới suy ngẫm được, mà tôi thấy có đôi người chia sẻ, ông đã tự đào mắt mình, và tình nguyện mù ở tuổi già ấy; thế nhưng ông thấy nhiều hơn bất cứ người Hy Lạp nào xung quanh, và chủ đề nào ông cũng từng viết, Nihill in toto opificio nature de quo non scripsit. Không gì nằm trong vận hành của tự nhiên mà ông chưa từng viết tới. Một con người với trí tuệ trác việt và kiêu hãnh ngút ngàn; thời trẻ, để thu nạp tri thức tốt hơn, ông chu du tới Ai Cập và Athens, đối thoại với những người học thức, được người này mộ danh, kẻ kia đố k. Sau một quãng đời phiêu lãng, ông dừng chân ở Abdera, một thị trấn ở Thrace, và được cử làm nhà lập pháp ở đó, là quan tòa hoặc thư lại như ai đó vẫn gọi; hoặc theo vài nguồn khác nói, đó là nơi ông sinh trưởng. Dẫu thế nào, chính tại nơi ấy, ông đã sống những ngày cuối đời trong khu vườn ngoại ô, dồn tâm lực vào nghiên cứu và đời sống riêng, chỉ đôi khi thả bộ xuống bến tàu, và cười đầy vui thích khi trông thấy đủ loại sự vật k khôi. Người ấy là Democritus.

Bạch Hư dịch

Rembrandt Cười (Rembrandt, 1628)

 

favorites
Thêm vào giỏ hàng thành công